Ngôi làng trên vách đá cheo leo ở Trung Quốc đã biến hình thế nào
Thứ Ba, ngày 23/06/2020 01:00 AM (GMT+7)
Ngôi làng Atuleer ở Lương Sơn, thuộc tỉnh Tứ Xuyên của Tây Nam Trung Quốc là một "ngôi làng trên vách đá" chính hiệu, cách mặt đất tới 800m. Độ cao của ngôi làng là hơn 1.400m và có 72 gia đình sống ở đây.
Trước đây cách duy nhất tiếp cận với thế giới bên ngoài của người dân là trèo xuống 17 thang gỗ nối vào nhau, trong đó có 2 thang dựng thẳng đứng liên kết dài 100m. Các thang trông rất lỏng lẻo và nguy hiểm, theo người dân địa phương, đã có khoảng 8 người bị thiệt mang trên "con đường" này, một số là dân làng và một số là du khách, đồng thời còn có nhiều người bị ngã và bị thương. Trong số những người leo lên những chiếc thang gập ghềnh này, mỗi ngày có 15 trẻ em học tại trường tiểu học ở bên dưới ngọn núi.
Chen Jie là phóng viên chính của báo Tin tức Bắc Kinh. Ông là người chiến thắng 4 lần của giải thưởng Tin tức Trung Quốc và giành giải 3 về giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới cũng như các danh hiệu khác. Ông đã đến thăm ngôi làng này và đưa những thông tin về sự nguy hiểm trên "con đường" đầy gian nan của những người dân trong làng.
Trước mối lo ngại này, các cấp chính quyền đã quyết định hỗ trợ dân làng một chiếc thang thép để giải quyết vấn đề an toàn. Thang thép đã được hoàn thành vào năm 2016 và 19 ngôi làng vách đá tương tự ở Lương Sơn đã được khảo sát. Hơn 2.900 học sinh từ 19 ngôi làng trên vách đá đã đủ điều kiện để học nội trú miễn phí tại trường học.
Cô bé Chen Rezuo trèo lên một chiếc thang cao trên đường trở về nhà, cùng với những đứa trẻ khác từ làng Atuleer.
Mỗi ngày 15 đứa trẻ chủ yếu là nữ phải mất 2 giờ để đi bộ để đến trường. Và đây là địa điểm nghỉ ngơi của các em trên đường trở về làng Atuleer.
Cảnh chụp từ trên cao ngôi nhà của một người dân làng, nằm trên bờ vực của một vách đá ở điểm cao nhất trong toàn bộ ngôi làng.
Ngôi làng trên vách đá là một ví dụ điển hình về nghèo đói ở Lương Sơn. Trong tương lai, khi ngành du lịch phát triển, dân làng địa phương sẽ tái định cư hoặc ở lại làng làm nhân viên dịch vụ du lịch, điều này được kỳ vọng sẽ họ giảm được đói nghèo.
Vào năm 2017, làng vách đá bắt đầu thấy những thay đổi to lớn. Trường tiểu học Le'er mới được cải tạo, một hợp đồng đầu tư ngành du lịch trị giá 300 triệu nhân dân tệ (44 triệu USD) đã được ký kết và mạng 4G được giới thiệu tới làng. Đầu tiên là những chiếc thang thép chắc chắn để phục vụ giao thông giúp các em đến trường an toàn cũng như kích cầu du lịch.
Công việc thay thế thang cũ bằng thang thép được hoàn thành vào năm 2017. Một học sinh tiểu học lần đầu tiên leo lên chiếc thang thép chắn chắn với gương mặt phấn khởi.
Một cô bé đang gọi điện cho cha mình qua điện thoại. Ngôi làng vách đá nói lời tạm biệt với thời đại không giao tiếp. Với điện thoại di động, các sản phẩm bản địa có thể dễ dàng được bán trên thị trường.
Các học sinh trong làng được ở lại ký túc xá tại trường tiểu học Le'er. Các em tỏ ra rất vui vẻ và phấn khởi.
Trường tiểu học Le'er đang được cải tạo với một tòa nhà giảng dạy mới và ký túc xá mới sẽ được xây dựng. Mỗi học sinh sẽ có một giường riêng thay vì 2 em chung 1 giường như hiện nay đồng thời các em cũng sẽ có phòng ăn và phòng tắm.
Một người đàn ông trong làng cùng các con gái của mình đón khách và giúp họ mang hành lý khi leo lên những chiếc thang thép cao rất chắc chắn.
Một du khách đến từ Thành Đô đưa theo con trai, cả hai đều có dây an toàn quanh eo, xuống núi trên thang mới. Trong những ngày cuối tuần và ngày lễ, làng vách đá sẽ chào đón nhiều khách du lịch muốn trải nghiệm cuộc sống ở đó, đây là một sự cải thiện kinh tế đáng kể cho làng.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/ngoi-lang-tren-vach-da-cheo-leo-o-trung-quoc-da-bien-hinh-the-nao-d46966...Nguồn: https://baogiaothong.vn/ngoi-lang-tren-vach-da-cheo-leo-o-trung-quoc-da-bien-hinh-the-nao-d469667.html
Châu Á là một con rồng đang trỗi dậy, và cách tuyệt vời nhất để tìm hiểu phương Đông chính là ghé thăm các siêu đô...
No comments